Ngày 31/1 – mùng 3 Tết Ất Tỵ, Tổng Bí thư đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, và sau đó, đến Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thuộc tỉnh Ninh Bình. Đây là các vị tiền nhân, những người đã có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ sự độc lập của xã tắc.
Sự kiện này được cho là sự khẳng định ý chí độc lập, và đây cũng là hành động mang tính biểu tượng, để ghi nhận cho truyền thống đánh giặc xâm lược Phương Bắc để giữ nước của người Việt.
Đây là một hoạt động chính trị quan trọng trong ngày đầu năm mới của Ban lãnh đạo Việt nam. Điều đó liên quan gì đến thái độ mang tính “khác biệt” trong quan hệ Việt Nam – Trung quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm?
Hình ảnh của các buổi lễ này đã cho thấy, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao dâng hương với thái độ hết sức cung kính. Đáng chú ý, khác với tất cả các lãnh đạo tháp tùng chỉ dùng duy nhất một cây hương lớn, ông Tô Lâm đã sử dụng đến 5 cây hương cỡ đại được cho là quá cỡ trong một tâm trạng bồn chồn và lo lắng.
Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng trồng cây đa “cổ thụ” tại đây. Các hình ảnh cho thấy, Tổng Bí thư Tô Lâm, và các thuộc cấp đứng chụp hình trước cây đa “cổ thụ” vừa trồng, bên cạnh một tảng đá to cao hơn 2 mét, khắc tên Tổng Bí thư bằng chữ mạ vàng.
Theo giới tâm linh, cây Đa – là loài cây biểu tượng cho sức mạnh, sự trường tồn, cây Đa càng lớn sẽ khẳng định vị thế lãnh đạo càng lớn. Nhưng nếu cây Đa chết sau khi trồng, nó sẽ là điền rất gở đối với chủ nhân.
Mà bài học hàng loạt các cố, cựu lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt nam, như các ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, hay Vương Đình Huệ… Với các cây Đa “cổ thụ” với bia đá lớn, nhưng sự nghiệp chính trị đều có chung một kết cục thê thảm.
Phải chăng Tổng Bí thư Tô Lâm đang rất lo sợ về tương lai bất định của cá nhân mình, nó không đơn giản chỉ là mối đe dọa từ Bắc kinh. Mà kể cả trong nội bộ đảng cũng vậy?
Trung Khoa – Thoi bao.de