Trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, truyền thông nhà nước đưa tin, 2 con trai của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm và chúc Tết ở Sài Gòn.
Theo đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thanh Nghị đã tới chúc tết một số đơn vị Quân đội trên địa bàn. Cùng ngày, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, cũng đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị ở Sài Gòn.
Nhiều ý kiến nhận thấy rằng, việc các con của ông Ba Dũng xuất hiện ở Sài Gòn, đã cho thấy sự duy trì ảnh hưởng của ông Ba Dũng với các lãnh đạo, giới doanh nhân, hoặc nhóm lợi ích ở trung tâm kinh tế lớn hàng đầu của cả nước.
Đây có thể là một hoạt động mang tín hiệu chính trị trước Đại hội Đảng 14, mở đầu cho việc cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang xây dựng, và củng cố vị thế chính trị của mình.
Với vị thế chính trị hiện tại của ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi rời khỏi chính trường vào đầu năm 2016, dù không còn giữ chức vụ chính thức, nhưng ảnh hưởng của ông Dũng, và mạng lưới quan hệ vẫn tồn tại là một vấn đề “bí ẩn”.
Phải đến khi, ông Tô Lâm chính trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, công luận mới vỡ òa khi biết rằng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ vai trò tổng đạo diễn – người đứng sau “bức màn nhung đỏ”, tác động đến sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Nghị hiện là một trong những quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nghị được coi là một trong những người nối dõi của gia đình ông Ba Dũng.
Ông Nghị phải vượt qua việc bị xem là “con ông cháu cha”, điều cũng có thể cản trở sự thăng tiến của ông, nếu không chứng minh được năng lực thực sự của mình.
Khác với ông Nguyễn Thanh Nghị, ông Nguyễn Minh Triết được cho là không có tham vọng chính trị. Nhưng nhờ duy trì được các mối quan hệ nên ông Triết vẫn có khả năng duy trì ảnh hưởng gia đình trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế cho rằng, hệ thống chính trị ở Sài Gòn lâu nay nằm dưới sự kiểm soát của cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và cựu Bí thư Lê Thanh Hải. Đây là những nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn ở địa bàn này trong suốt hàng chục năm nắm quyền.
Đây được xem là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, và duy trì ảnh hưởng của cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một cựu thù không đội trời chung với ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều đó cho thấy, tham vọng của ông Ba Dũng muốn thiết lập ảnh hưởng của cá nhân mình ở đây, để vực dậy sức chiến đấu của phe cộng sản miền nam không phải là điều dễ dàng.
Theo giới thạo tin, khi còn sống, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi đưa ra các quyết sách lớn về Sài Gòn đều có sự tham vấn với các lãnh đạo như ông Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải.
Đồng thời, sự liên kết giữa Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải có thể được xem là một trong những yếu tố quyết định, cho sự ổn định chính trị ở Sài Gòn. Kể cả sau khi ông Sang và ông Hải đã rời khỏi chức vụ.
Theo giới phân tích quốc tế, trong quá khứ, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng có mối quan hệ căng thẳng, và cả 2 được xem như là đối thủ chính trị ở mức “một mất một còn”. Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ giữa 2 ông dường như đã có sự thay đổi tích cực.
Vào tháng 12/2024, cả 2 được nhìn thấy xuất hiện cùng nhau trong 3 ngày liên tiếp tại các sự kiện lớn ở Sài Gòn. Các hình ảnh cho thấy họ ngồi cạnh nhau và trò chuyện thân mật, tạo ấn tượng về một mối quan hệ hòa hoãn hơn so với trước đây.
Các phân tích trên cho thấy, việc ông Ba Dũng đưa con trai là Nguyễn Thanh Nghị về Sài Gòn, với tham vọng kiểm soát địa bàn này là một thách thức khó có thể đoán định trước.
Trà My – Thoibao.de